VietHealthy

VietHealthy

SĐT liên hệ: 093 837 8099 (08:00-17:00 T2-T7) Kiểm Tra Đơn Hàng Kiểm Tra Tích Điểm Facebook Bán Hàng Cùng VietHealthy

SÁN LÁ GAN - NHỮNG VIÊN ĐẠN THẦM LẶNG TRONG CHIẾN TRANH VIỆT Nam NẾU CÁC CỰU BINH MỸ BIẾT VỀ TẨY SỎI GAN – CHẮC HỌ KHÔNG CHẾT VÌ CĂN BỆNH NÀY.

 

Từ năm 2009, tôi đã đọc và hiểu rõ rằng: nấm Candida, virus, vi khuẩn, giun sán… sống ở bất cứ bộ phận nào trong cơ thể, đều là nguyên nhân quan trọng gây nên căn bệnh ung thư.

Nhiều người đã tẩy nấm và tẩy sỏi gan báo cho tôi rằng: ngoài sỏi, họ còn ra được hàng loạt con gì ngọ nguậy (chắc là giun sán), cũng như các bọc đỏ có màng trong (tôi đoán là ổ sán sống trong gan) - tôi có chọn được cái ảnh của cục đó của một người trong nhóm thải độc tại Alba hồi tháng tư.

Ai quan tâm, xin đọc bài dịch dưới đây của anh Hải.

Chiến tranh Việt Nam để lại những di chứng rất nặng nề trong xã hội Hoa Kỳ. Lính Mỹ đã phải chiến đấu với bộ đội chính quy, dân quân du kích, già trẻ gái trai thuộc mọi thành phần xã hội; với khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở. Có điều họ không ngờ tới – giun sán Việt Nam cũng đánh Mỹ.

 

 

Trong tuần qua, hàng loại báo chí phương Tây, từ Mỹ sang Anh, từ chính luận như The Associated Press, ABC News, Fox News, Daily Mail,… cho tới báo chí quân sự Military Newspapers of Virginia, hay trang mạng về tin tức khoa học như Ars Technica hoặc sức khỏe như Health Nut News,… nhất loạt đăng tin “Nghiên cứu của Bộ Cựu Chiến binh cho thấy ký sinh trùng Việt Nam có thể giết chết cựu chiến binh”. (Hình 1)

Một nửa thế kỷ sau tham chiến tại Việt Nam, hàng trăm cựu chiến binh Mỹ có lý do để tin rằng họ có thể chết vì những viên đạn thầm lặng vì bị nhiễm một loại ký sinh trùng phát triển chậm chạp khi lăn lộn trong rừng nhiệt đới. (Hình 2)

Đầu 2017 Bộ Cựu Chiến binh tiến hành nghiên cứu thí điểm để tìm mối liên hệ giữa sán lá gan (Hình 3) thâm nhập vào cơ thể khi ăn phải cá sống hoặc nấu chưa chín với một loại ung thư đường ống dẫn mật hiếm gặp (ở Mỹ). Phải sau nhiều thập kỷ các triệu chứng mới bộc lộ. Bệnh nhân bị sưng và viêm ống mật, có thể dẫn đến ung thư. Vàng da, ngứa da, giảm cân và các triệu chứng khác chỉ xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn cuối.Khi đó bệnh nhân thường đau đớn vô cùng và sống được vài tháng.

Trong số 50 mẫu máu được đưa đi xét nghiệm tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới của Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc, hơn 20% được trả về với kết quả trị dương tính đối với kháng thể sán lá gan. (Hình 3)

Gerry Wiggins tham chiến tại Việt Nam 1968-69, có đồng đội đã chết vì căn bệnh này, cũng là một trong số 20% đó. Ông nói "Tôi bị sốc toàn tập. Không tưởng tượng nổi là tôi cũng bị dính."

Đã 69 tuổi, Gerry sống tại Port Jefferson, New York, không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng đồng ý tham gia nghiên cứu với hy vọng sẽ giúp cứu sống được các đồng đội khác. Khi biết mình bị dương tính, ông lập tức xét nghiệm bổ sung và phát hiện có hai u nang ống mật, có tiềm năng phát triển thành ung thư đường mật (cholangiocarcinoma).

Trong 15 năm qua Bộ Cựu Chiến binh ghi nhận có hơn 700 cựu chiến binh bị ung thư đường mật, nhưng không nhiều người nộp đơn yêu cầu trợ cấp thương binh vì họ không thể nghĩ căn bệnh can hệ gì đến Việt Nam. Bộ Cựu Chiến binh đã khước từ 80% đơn, với các giải thích thường mâu thuẫn nhau, tùy thuộc đơn do văn phòng nào xử lý. Số đơn đã tăng lên con số 60 vào năm 2017, hầu hết cũng bị từ chối. Nhưng chính phủ Hoa Kỳ có đưa cảnh báo rằng cựu chiến binh đã ăn cá sống hoặc nấu chưa nấu chín ở Việt Nam có thể đang gặp nguy hiểm và được khuyên làm siêu âm và các xét nghiệm khác.

Các bài báo cũng bàn về việc các chiến binh muốn nhận trợ cấp thương binh tương tự như trường hợp phơi nhiễm chất độc da cam và kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ tài trợ cho những nghiên cứu sâu hơn nhằm đưa ra chính sách xã hội phù hợp.

Hẳn ký sinh trùng ở miền quê Việt Nam gieo mầm, ủ bệnh rồi tấn công con bệnh một cách bình đẳng, không phân biệt sắc tộc, màu da. Chẳng thế mà các bài báo trên cho rằng, bệnh hiếm khi xảy ra ở Mỹ nhưng ký sinh trùng sán lá gan đang lây nhiễm cho khoảng 25 triệu người trên thế giới, chủ yếu ở Châu Á.

Có phải vì cái thú “ăn sống nuốt tươi”? Mà theo bệnh viện Bạch Mai thì nhiễm trùng đường mật khá phổ biến ở Việt Nam gây ra bởi sán lá gan với hai chủng thường gặp nhất trong ung thư đường mật là clonorchis sinensis và opisthorchis viverrini. Cũng như một loại ký sinh trùng khác như giun, cũng hay gây ung thư đường mật. (Hình 4 và Hình 5)

Thống kê chưa đầy đủ cho thấy ung thư đường mật chiếm gần 6% trong tổng số các ca ung thư tại bệnh viện Việt Đức. Nhìn chung độ tuổi mắc nhiều nhất là 60-70 và nữ bị nhiều hơn nam.

Bệnh viện Bạch Mai nhận định, dù đã có những tiến bộ trong y học nói chung và điều trị ung thư nói riêng, bao gồm chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật, xạ trị hay điều trị hỗ trợ (dẫn lưu, đặt stent đường mật,...) nhưng tiên lượng của ung thư đường mật vẫn rất xấu. Tại thời điểm phát hiện bệnh, khoảng 90% các trường hợp không thể áp dụng được các biện pháp điều trị triệt để (curative treatment), như phẫu thuật cắt bỏ khối u. Thời gian sống trung bình của ung thư đường mật chỉ khoảng 6-9 tháng.

Các bạn mà như tôi, giật mình nhớ lại thời mình hay ăn gỏi cá sống thì có thể hỏi con cháu học phổ thông, bởi kiến thức này dạy trong sách giáo khoa lớp 7. Còn không hỏi bác Google với cụm từ “sán lá gan”. Lưu ý trước nhé, bạn nào không thích những hình ảnh xù xì “phản cảm” thì đừng nhấn vào liên kết dưới đây:

https://www.google.com.vn/search…

May quá, tìm hiểu thêm nữa thấy vẫn còn cách đỡ. Khi thấy những triệu chứng rõ ràng thì phải đi bệnh viện khám rồi, nhưng để phòng bệnh, tẩy sỏi gan mật là biện pháp hữu hiệu. Qua nhiều chia sẻ của chị Bích Hà, chúng ta biết tẩy sỏi gan mật sẽ tống khứ cả các kỳ sinh trùng ra ngoài. Video ngắn sau đây sẽ nói kỹ hơn về tác dụng đặc biệt này của liệu pháp này:

https://www.youtube.com/watch?v=2uKgO5Xc8pE

Ký sinh trùng trong gan có kích thức từ 1 dến 8cm. Khi tẩy sỏi gan mật, lượng dịch mật được ồ ạt gom từ các ống mật nhỏ gan, dồn vào ống mật chủ rồi phun như vòi cứu hỏa xuống tá tràng, cuốn theo sỏi gan mật và các loại ký sinh trùng như sán lá gan và giun nếu có. Theo Jordan Blaikie, tự xưng là Người Tẩy Sỏi Gan Mật (Liver Flush Man), sau những lần đầu nhiều người chị thải ra một ít sỏi nhỏ. Phải đến lần thứ 4-5 sỏi ra nhiều hơn, màu sẫm hơn và từ 10 lần trở đi mới đụng đến được các ống mật sâu hơn trong gan, là nơi bọn ký sinh trùng trú ngụ.

Nguyễn Hải – tổng hợp

Tham khảo:

https://www.msn.com/…/va-study-shows-parasite-f…/ar-BBFst1l…

http://abcnews.go.com/…/va-study-shows-parasite-vietnam-kil…

http://www.foxnews.com/…/va-study-shows-parasite-from-vietn…

http://www.dailymail.co.uk/…/VA-study-shows-parasite-Vietna…

https://www.militarynews.com/…/article_de0357e0-af16-5baf-b…

https://arstechnica.com/…/decades-later-vietnam-vets-may-b…/

https://www.healthnutnews.com/police-foul-play-not-suspect…/

http://www.bmir.vn/…/gioi-thieu-dac-diem-un…/219-1375-116295

http://vncdc.gov.vn/…/danh-muc-benh-tr…/1119/benh-san-la-gan