VietHealthy

VietHealthy

SĐT liên hệ: 093 837 8099 (08:00-17:00 T2-T7) Kiểm Tra Đơn Hàng Kiểm Tra Tích Điểm Facebook Bán Hàng Cùng VietHealthy

BÀN VỀ KHÁNG SINH - NGÀY TẬN THẾ CỦA KHÁNG SINH SẮP ĐẾN RỒI SAO?  BÀI 2: “CHIẾN CUỘC” KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH – MÀ KẾT CỤC RA SAO CHƯA AI DỰ ĐOÁN ĐƯỢC?

BÀN VỀ KHÁNG SINH - NGÀY TẬN THẾ CỦA KHÁNG SINH SẮP ĐẾN RỒI SAO? 
BÀI 2: “CHIẾN CUỘC” KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH – MÀ KẾT CỤC RA SAO CHƯA AI DỰ ĐOÁN ĐƯỢC?

"Kháng sinh là sản phẩm mà chúng ta muốn bán càng ít càng tốt. Lý tưởng nhất là có loại kháng sinh kỳ diệu, cứ thế nằm trên giá trong nhiều thập kỷ mà đợi tới khi ta cần nó. Như vậy sẽ rất tốt cho sức khỏe cộng đồng. Nhưng nó lại là tai họa đối với một công ty". Các Big Farma không có lỗi, mà có lẽ lỗi nằm ở chính sách quản lý của các chính phủ - đi đầu là chính phủ Mỹ?

Bài tổng hợp dưới đây của anh Nguyễn Hải thực sự là quá suất sắc. Nếu có gì cần bổ sung, thì tôi chỉ kiến nghị 3 điều:
1. Tuân thủ quy luật cân bằng của thiên nhiên, dùng thức ăn làm nguồn thuốc chữa bệnh quan trọng nhất - nên là tiêu chí hàng đầu trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe? Phải chăng gần 100 năm nay, nền khoa học nói chung và y học hiện đại nói riêng, đã đi sai hướng hoàn toàn? Thay vì sống cùng thiên nhiên, tôn trọng quy luật, thì lại nghiên cứu để "chém giết, tận diệt" không chỉ virus, vi khuẩn, mà cả núi non, rừng rú, biển, các loài động vật, cũng như hệ sinh thái? 
2. Kháng sinh chỉ nên được sử dụng, khi không còn cách nào khác. Và vì vậy, chắc phải quản lý theo kiểu "phân phối và kiểm soát" thật ngặt nghèo, như thời bao cấp?
3. Vì vậy: việc sản xuất các thuốc chữa bệnh có tính chất độc hại, có lẽ phải là việc của các chính phủ? Vì các công ty hoạt động trên nguyên tắc lợi nhuận, thì làm sao bảo họ là nghiên cứu và sản xuất thuốc, rồi bán càng ít càng tốt?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động các chiến dịch sức khỏe cộng đồng hàng năm, là khi ngành y toàn cầu hướng về giải quyết một vấn đề nào đó. Nhưng căn bệnh quái ác được dành một ngày: sốt rét là 25.04, bệnh lao vào 24.03, còn 01.02 là dành cho bệnh AIDS. Có 8 sự kiện như vậy trong năm – 6 ngày và 2 tuần. Hai tuần đó là Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới (cuối tháng 06) và Tuần lễ Nhận thức về Thuốc kháng sinh Thế giới (vào tháng 11). Như vậy đủ thấy tính nghiêm trọng của hai vấn đề này. Nếu chủ đề của Tuần Nhận thức về Thuốc kháng sinh những năm trước là lời nhắc nhở “Thuốc kháng sinh: Hãy dùng thận trọng” (Antibiotics: Handle with care), thì thông điệp vào hai năm gần đây thúc bách hơn nhiều: “Không chờ được nữa. Thời gian cho thuốc kháng sinh đã cạn” (Change Can't Wait. Our Time with Antibiotics is Running Out) – Hình 1.

Thần dược ngày càng mất thiêng. Bác sỹ Martias Larsson nghiên cứu việc sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác - gọi đó là “ngày tận thế” của thuốc kháng sinh. Tình trạng kháng thuốc đang ở mức báo động “đỏ rực”, trở thành một trong các mối đe dọa nghiêm trọng nhất với sức khỏe cộng đồng, an ninh lương thực và sự phát triển. Dự báo đến 2050 (tức chỉ hơn 30 năm nữa), kháng kháng sinh vượt qua ung thư để thành kẻ sát nhân đầu bảng (Hình 2) làm 300 triệu người có thể bị chết non và nền kinh tế toàn cầu bị thiệt hại đến 210 nghìn tỷ USD.

Đây cũng chẳng phải điều gì mới mẻ. Alexandrer Fleming, cha đẻ của thuốc kháng sinh hiện đại đã phát biểu sau khi nhận giải Nobel Y học năm 1945 rằng: “Những kẻ lạm dụng penicillin chịu tránh nhiệm đạo đức về cái chết của những bệnh nhân nhiễm trùng phải đầu hàng vi khuẩn kháng penicillin”. (Hình 3).

Thế nhưng từ đó đến giờ, rất nhiều người vẫn dùng kháng sinh cho bách bệnh, bất kể nó có chữa được bệnh đang mắc phải hay không, chưa kể tinh trạng dùng quá liều hay không đủ liều; rồi chúng ta ngày càng bị “nhồi sọ” là phải sống sạch, tận diệt virus vi khuẩn ở mọi nơi mọi chốn – mà bản chất nằm ở những chiến dịch tiếp thị để bán các loại nước tẩy trùng, khử trùng tay nhiều lần trong ngày, vô hình chung giết tuốt vi khuẩn tốt có khả năng chống lại lũ vi khuẩn xấu, cũng như làm giảm đa dạng vi sinh trong cơ thể; còn các nhà nông nghiệp vẫn tiếp tục dùng kháng sinh trong chăn nuôi. Còn nhiều nguyên nhân khác đã được nói đến, nhưng không thể đọ lại được với hàng tỉ USD quảng cáo khuyến mại của các tập đoàn bán đủ thứ hóa chất độc hại, nấp dưới danh nghĩa “khử trùng”.

Một điểm đáng chú ý là: theo quan điểm tiến hoá thì quá trình kháng thuốc đằng nào cũng xảy ra liên tục nếu ta cứ dùng thuốc kháng sinh, nhưng chúng cần có có thời gian để đột biến, có thể là 10 năm, có thể là 30 năm hoặc lâu hơn nữa. Chính vì sử dụng không đúng cách làm cho đột biến xảy ra nhanh hơn, mạnh hơn và thời gian kháng thuốc sẽ ngắn dần. Nhiều thuốc kháng sinh mới đưa ra đã bị vi khuẩn vô hiệu hóa sau thời gian ngắn.

Như vậy, cuộc đuổi rượt của con người với vi khuẩn dường như không có điểm dừng. Đáng lo ngại hơn, càng ngày càng có ít thuốc kháng sinh được phát mình và còn khan hiếm hơn số thuốc được đưa vào sử dụng đại trà. Trong 20 năm cuối thế kỷ trước có 52 loại kháng sinh được phê chuẩn thì con số này chỉ là 13 trong suốt 14 năm đầu thế kỷ 21 (Hình 7).

Các đại gia dược phẩm lại có xu hướng rút khỏi cuộc chơi. Tháng 7 năm ngoái Novatis quyết định đóng toàn bộ các dự án nghiên cứu thuốc kháng sinh và kháng virus. Cũng như AstraZeneca, Sanofi hay Allergan, họ thấy rằng theo đuổi nghiên cứu và phát triển một loại thuốc có thể lên đến vài tỷ USD, nhưng khi nó ra đời cũng chẳng phải là cái thứ có thể khuyến khích khánh hàng mua thật nhiều, dùng thật lắm mà cũng chỉ đưa được vào thị trường chung, và phải cạnh tranh với những loại thuốc cũ giá rẻ hơn. Kể như có loại thuốc mới đột phá được chế ra, thì nhiều khả năng nó chỉ được lưu trữ trong khu điều trị đặc biệt, dành cho những bệnh nhân kháng thuốc nhất.

Theo cách nói của Kevin Outterson, giáo sư Đại học Boston thì ”kháng sinh là sản phẩm mà chúng ta muốn bán càng ít càng tốt. Lý tưởng nhất là có loại kháng sinh kỳ diệu, cứ thế nằm trên giá trong nhiều thập kỷ mà đợi tới khi ta cần nó. Như vậy sẽ rất tốt cho sức khỏe cộng đồng. Nhưng nó lại là tai họa đối với một công ty”. Thành thử, từ cỗ máy in tiền cho big farma, thuốc kháng sinh mới không còn hấp dẫn nữa.

Khi giới tư nhân ngãng ra thì các chính phủ phải nhào vào, bởi hiểm họa tiềm tàng là quá lớn. Toàn thế giới đều tham chiến chống vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Nhiều chính phủ tăng ngân sách, gần 100 quốc gia đã đưa ra chương trình hành động quốc gia, các tổ chức quốc tế hoạt động rất tích cực, giới truyền thông tăng cường tuyên truyền bởi nhận thức của người dân về việc dùng kháng sinh thế cho đúng là yếu tố quan trọng để kéo dài thời gian hiệu quả của kháng sinh.

Nhưng về bản chất, tìm ra các loại kháng sinh mới vẫn là tiếp diễn chạy đua vũ trang trong trận chiến đuổi bắt không hồi kết giữa con người với vi khuẩn. Bởi vậy, những nguồn ngân sách nhiều tỷ USD đang không nhằm tìm ra thuốc mới mà đi theo hướng phòng ngừa, kiểm soát lây nhiễm và quản lý việc sử dụng thuốc kháng sinh. Những biện pháp này cũng rất hữu ích, bởi chúng ngăn ngừa nhiễm trùng thông qua các biện pháp y tế công cộng vừa giúp cải thiện sức khỏe con người mà không kích động vi khuẩn phải tiến hóa để vô hiệu hóa những kháng sinh loài người có trong tay.

Có một khuynh hướng mạnh mẽ là quay lại với những kiến thức từ ngàn năm trước. Các kim loại như đồng và bạc được coi là chất kháng khuẩn lâu đời nhất. Chúng được Hippocrates ưa chuộng vào thế kỷ thứ tư (trước công nguyên) để điều trị vết thương, được các vị vua Ba Tư cổ đại dùng khử trùng thực phẩm và nước. Và bây giờ các nhà khoa học hiện đại bắt đầu nghiên cứu để hiểu cơ chế diệt khuẩn của kim loại. Số khác khám phá việc sử dụng các hạt nano kim loại làm phương pháp điều trị kháng khuẩn, mặc dù không nhiều nghiên cứu được thực hiện ở người.

Một hướng khác là quay về với thiên nhiên, tìm hiểu đặc tính kháng khuẩn và kháng virus của thức ăn và thảo dược vốn được sử dụng hàng ngày. Càng ngày càng có nhiều nghiên cứ cho thấy vi khuẩn, virus không tìm được cách chống lại các kháng sinh tự nhiên. Một kết luận của nghiên cứu đăng trên tạp chí Biotec (Đức) năm 2017 nói thế này:

“Thảo mộc và sản phẩm thảo dược đã được phổ biến rộng rãi và chấp nhận trong đời sống. Khoảng 80% dân số thế giới vẫn đang dựa vào y học truyền thống. Thật thú vị, các nhà nghiên cứu và bác sĩ lâm sàng rất chú ý đến các hoạt chất kháng sinh có nguồn gốc thực vật bởi chúng không gây ra bất kỳ sự kháng kháng sinh nào. Do vậy, thuốc kháng sinh có nguồn gốc thực vật đã được dùng rộng rãi để phòng và chữa bệnh chống lại mầm bệnh đa kháng thuốc. Trên toàn cầu, mầm bệnh đa kháng thuốc đang nổi lên thành vấn đề nghiêm trọng. Trong khi đó, hầu hết các kháng sinh tổng hợp qua con đường hóa học thường ít hiệu quả, gây ra nhiều tác dụng phụ bất lợi và rất tốn kém. Nhiều thảo dược đã được nghiên cứu cho thấy tiềm năng dược tính tốt. Tuy nhiên, các bệnh nhiễm trùng mới, sự phát triển nhanh chóng của mầm bệnh thôi thúc ta tìm hiểu sâu hơn về các sản phẩm tự nhiên này. Tuy nhiên, hiểu biết ban đầu về nguyên tắc hoạt động kháng khuẩn có nguồn gốc thực vật này cần được tìm hiểu sâu hơn biến thành thuốc điều trị trong tương lai.”

Vậy thì thưa các bạn,

Trong khi chờ đợi liên chính phủ toàn thế giới lên ngân sách nhiều nhiều tỷ USD cho các chương trình hành động quốc gia và quốc tế chống kháng thuốc kháng sinh, các nhà khoa học bỏ ra nhiều năm nghiên cứu để tìm ra cơ chế của các hoạt chất có trong thảo dược và chế thành những viên thuốc xinh xắn; có cách rất thực tế để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Hãy tự tìm hiểu qua vô vàn nguồn thông tin để có thông tin thường thức về công dụng của các loại thực phẩm và thảo dược cũng như phương pháp sử dụng chúng – rồi tạt ra chợ mua về và áp dụng thử. Có điều chắc chắn là ăn hay uống điều độ những vật phẩm tự nhiên này sẽ không gây tác dụng phụ.

Tổng hợp: Hai Nguyen
01.07.2019

Nguồn tài liệu:
https://www.who.int/…/world-antibiotic-awa…/infographics/en/
http://cafebiz.vn/ngay-tan-the-cua-thuoc-khang-sinh-2019051…
https://lysinstokill.wordpress.com/…/antimicrobial-resista…/
https://www.businessinsider.com/alexander-fleming-predicted…

https://www.cdc.gov/drugresis…/…/how-resistance-happens.html
http://amr.moh.gov.vn/vi-khuan-khang-thuoc-khang-sinh-thuc…/
http://www.hcmbiotech.com.vn/…/chung-ta-biet-tai-sao-vi-khu…
http://cafef.vn/thuoc-khang-sinh-dang-ngay-cang-tro-nen-vo-…
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4378521/
https://www.businessinsider.com/major-pharmaceutical-compan…

http://genk.vn/…/chung-ta-dang-thua-trong-cuoc-chien-khang-…
http://cafef.vn/thuoc-khang-sinh-dang-ngay-cang-tro-nen-vo-…

https://www.nature.com/…/antibiotic-alternatives-rev-up-bac…
https://www.medicalnewstoday.com/articles/323720.php
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/…/p…/13205_2017_Article_848.pdf

Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và văn bản
Không có mô tả ảnh.
Trong hình ảnh có thể có: món ăn
Trong hình ảnh có thể có: văn bản