VietHealthy

VietHealthy

SĐT liên hệ: 093 837 8099 (08:00-17:00 T2-T7) Kiểm Tra Đơn Hàng Kiểm Tra Tích Điểm Facebook Bán Hàng Cùng VietHealthy

TÓM TẮT CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LỊCH SỬ THUỐC KHÁNG SINH

TÓM TẮT CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LỊCH SỬ THUỐC KHÁNG SINH

Sáng hôm qua, các em chuyển link cái bài viết về keo bạc, đe dọa mọi người đừng dùng, vì nếu dùng có thể bị biến thành “người xanh”. 
Nghĩ cũng nực cười: hàng triệu triệu người trên thế giới đã và đang dùng keo bạc để chữa các căn bệnh do virus và vi khuẩn gây ra, thì chỉ có một người đàn ông bị xanh mắt và mặt do uống liều quá cao trong liền 5 năm trời – vậy mà dưới hiệu ứng của những chiến dịch tiếp thị “chống keo bạc” đáng giá tiền tỉ – câu chuyện đó bị đem ra viết đi viết lại, để de dọa thiên hạ. 
Tôi ao ước: thay vì chi hàng đống tiền để “bêu riếu” keo bạc và các loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh, để de dọa và đánh vào tâm lý “sợ những điều mới mẻ” của con người. Nếu số tiền đó được chi vào các nghiên cứu về tác dụng của keo bạc và thảo dược, những phương án thay thế hữu hiệu và tốt hơn kháng sinh, cũng như cách kết hợp sử dụng sao cho hiệu quả nhất, có phải có ích bao nhiêu không nhỉ? 
Khổ nỗi: chẳng ai có thể đăng ký bản quyền nghiên cứu, sau đó là độc quyền bán trong mười, hai mươi năm và lâu hơn nữa, cho keo bạc hoặc các loại thảo dược. Vì vậy, các công ty lớn đâu có hy vọng kiếm tiền từ việc độc quyền bán bất cứ loại sản phẩm tự nhiên nào? Cái bản quyền đó thuộc về thiên nhiên bao la. 
Trong lúc ăn trưa, đem câu chuyện ra “kêu ca” với Mr. Eureka. Ăn xong, thấy “hắn” biến mất. Có ai ngờ: đến giờ ăn tối, hắn thao thao kể cho mình nghe về lịch sử ra đời của penicillin – từ một sự tình cờ. Kháng sinh cũng từng bị “bỏ bê” hàng vài chục năm trời, cho đến thế chiến thứ 2, từ những năm 1970 đến giờ, hầu như chẳng có loại kháng sinh mới nào xuất hiện – mà chỉ là biến thể của loại cũ nào đó…Rồi tình trạng kháng kháng sinh là gì, nó đã được tổ chức y tế thế giới khuyến nghị từ bao giờ, và các chính phủ cũng như nền y tế thế giới đang lo lắng ra sao…? Rồi là lịch sử của keo bạc (Colloidal silver)…
Nghe một lúc, mình vừa hứng thú, vừa ù hết cả đầu lẫn tai vì chịu không nhớ hết được. Vậy là U70 bèn “giả nai” thỏ thẻ giọng oanh vàng, dụ dỗ: “Cậu chịu khó viết hộ lại thành một chuỗi bài đi. Những kiến thức cậu vừa nói cực kỳ có ích cho không chỉ tớ, mà tất cả mọi người”. 
Thức dậy sáng nay, nhận được đề cương của 4 bài viết, trong đó bài 1 đã hoàn chỉnh. 
Đoán ngay là anh chàng này lại thức lõ mắt đến ba bốn giờ sáng để được làm đẹp lòng giới yêu thiên nhiên rồi.

BÀN VỀ KHÁNG SINH
BÀI 1: LỊCH SỬ VÀ KHÁI NIỆM

Nguồn tài liệu:
http://www.discoveriesinmedicine.com/A-An/Antibiotics.html
https://www.nationalww2museum.org/…/thanks-to-penicillin-le…
https://www.wikitribune.com/wt/news/article/28091/
https://en.wikipedia.org/wiki/Antimicrobial
https://microbiologysociety.org/…/the-history-of-antibiotic…
http://thewholedaily.com.au/…/mother-natures-10-most-power…/
https://healingblendsglobal.com/…/natural-antibiotics-anti…/

Trang bìa tạp chí Life tháng 8 năm 1944 đăng bức ảnh thương binh Hoa Kỳ nằm trên chiến trường xa xôi, chìa tay cho quân y sỹ cúi xuống tiêm thuốc (Hình 1). Dòng tựa lớn “Nhờ PENICILLIN – anh ấy sẽ về” kèm theo loạt bài ngợi ca “thần dược” penicillin. Sau khi những chiến thắng rền vang đã yên ắng thì đó là vũ khí đáng ghi nhận nhất trong Đại chiến II, nhất là bởi nó không giết người mà cứu người – ước tính khoảng 12-15% quân Đồng minh được penicillin cứu sống.

Gần 20 năm trước đó, khi bác sỹ Alexander Fleming trở về phòng thí nghiệm bừa bộn tại bệnh viện St. Mary (London) sau kỳ nghỉ cuối tuần vào năm 1928 thì phát hiện một trong những tiêu bản vi khuẩn đang nuôi cấy bị mốc xanh. Thay vì vứt nó vào sọt rác thì ông chăm chú quan sát, thậm chí chụp ảnh (Hình 2) bởi nhận thấy nấm mốc mọc đến đâu thì xung quanh đó không có lũ vi khuẩn. Ông hòa nấm mốc đó với nước và trong khi các phụ tá gọi nó là “nước mốc” thì ông đặt cho cái tên là nước penicillin.

Vốn là bác sỹ quân y Hoàng gia Anh từ thời Đại chiến I, ông đã chứng kiến nhiều người lính sống sót trên chiến trường, nhưng chết trên giường bệnh vì nhiễm trùng, nên quyết nuôi “nước mốc” này trong 12 năm ròng, chia sẻ với giới khoa học để tiếp tục nghiên cứu… Nhưng phải đợi đến những năm đầu Thế Chiến II, giới quân sự mới đặc biệt quan tâm đến phát minh này để đưa penicillin vào sản xuất hàng loạt loại thuốc kháng sinh đã cứu 200 triệu người trên thế giới; và đem lại giải Nobel Y học cho Fleming năm 1945.

Như vậy kháng sinh là gì? Xin phân tích theo hai khía cạnh.

Thứ nhất, về phân loại. Chúng ta hay quan niêm rằng thuốc kháng sinh (antibiotics) để chữa những bệnh gây ra do mầm bệnh là vi sinh vật. Thực ra có khái niệm rộng hơn, bao trùm lên kháng sinh gọi là thuốc kháng vi sinh vật (Antimicrobial). Ở đây lại chia thành 2 nhánh là dùng hóa chất hay vật lý (ví dụ như đun nóng, hay dùng phóng xạ cũng diệt vi sinh vật). Trong cuộc sống thường ngày ta có thể phân biệt các loại antimicrobial dùng như thuốc chữa bệnh (hóa học) như sau:

- Thuốc kháng sinh (Antibiotics). Thực ra định nghĩa hiện đại gọi là thuốc kháng khuẩn (Antibacterials) bởi chúng chỉ có tác dụng với vi khuẩn và hầu như không có tác dụng gì đối với những bệnh do virus, như cảm lạnh hay cúm.

- Thuốc kháng virus (Antivirals). Là một nhóm thuốc đặc hiệu điều trị nhiễm virus chứ không phải vi khuẩn. Hầu hết đây là các thuốc đặc chủng, dùng trị những bệnh như HIV, herpes, viêm gan siêu vi B và C. Không giống kháng sinh, thuốc kháng virus không tiêu diệt mầm bệnh mục tiêu mà thay vào đó kìm hãm sự phát triển của chúng.

- Ngoài ra cũng nằm trong số này còn có thuốc diệt nấm (Antifungals hay Fungicide) và thuốc diệt ký sinh trùng (Antiparasitics).

Thứ hai, về lịch sử. Trong thời đại kháng sinh phổ biến rộng rãi, ta có thể quan niệm rằng người xưa hễ bị nhiễm trùng thì đều phải chịu thua bệnh tật. Tất nhiên không phải như vậy, vì luôn có người sống sót ngay cả những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhất, như bệnh dịch hạch, bệnh bạch hầu và bệnh lao, nhờ vào hệ miễn dịch bẩm sinh. Cũng có nhiều bằng chứng lịch sử rằng các nền văn minh cổ đại sử dụng nhiều phương pháp điều trị tự nhiên để chữa nhiễm trùng, như thảo mộc, mật ong và thậm chí cả phân động vật. Một trong những phương pháp điều trị thành công hơn cả là bôi nấm mốc bánh mì, được thấy ở nhiều tài liệu tham khảo từ nền văn mình cổ đại Ai Cập, Trung Quốc, Serbia, Hy Lạp và Rome. Thậm chí một số loại kháng sinh hiện đại hơn có thể đã tồn tại từ xưa. Dấu vết của tetracycline đã được phát hiện trong bộ xương người khai quật ở Nubia và trong thời La Mã chiếm đóng Ai Cập.

Ấy cũng là bởi trong tự nhiên có rất nhiều thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn và chúng ta đang “vô tình” dùng rất nhiều loại kháng sinh tự nhiên. Chúng hoạt động theo hai cách chính:

Đầu tiên là chúng tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Tất nhiên một số vi khuẩn có ích cũng bị diệt, nhưng đó được coi là một cái giá vô cùng nhỏ phải trả, so với những tác động của sự sinh trưởng liên tục không kiểm soát được của vi khuẩn có hại trong cơ thể người. 
Dù sao, số lượng vi khuẩn có ích bị tiêu diệt trong quá trình sử dụng các chất tự nhiên là rất ít, nếu so với số vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt một cách tàn bạo khi sử dụng thuốc kháng sinh tây y.

Với virus, thuốc kháng virus tự nhiên sẽ chèn ép virus bằng cách can thiệp vào chu kỳ sao chép và ức chế các hoạt động của chúng. Virus thường bám vào tế bào chủ và can thiệp vào các chức năng tế bào tự nhiên dẫn đến nhiễm trùng hoặc bệnh tật. Các loại thảo dược có đặc tính chống virus cũng trợ giúp và kích thích chức năng hệ thống miễn dịch, làm tăng độ thích nghi của cơ thể để có thể chống lại các hoạt động của virus.

Cách thứ hai là tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, để cơ thể có khả năng chống lại tốt hơn các vi khuẩn và tác hại của chúng. Trước khi Alexander Fleming phát hiện ra những loại thuốc kháng sinh này thì chúng vẫn tồn tại tự nhiên trong các loại thực phẩm, trái cây và thảo dược.

Như vậy, không chỉ ra ra hiệu thuốc Tây mới có kháng sinh, bạn có thể ra chợ để mua rất nhiều kháng sinh tự nhiên – 10 loại sau đây được coi là mạnh nhất:

Giấm táo
Chứa axit axetic và malic cũng như muối khoáng, vitamin và một số axit amin. GIấm táo chứa pectin, vitamin A, B6, C, E, thiamin, lycopene, niacin và axit pantothetic. Thực sự là một chất mạnh mẽ và lành mạnh. Được chứng minh là một loại thuốc chống virus, kháng khuẩn và kháng nấm hiệu quả.

Gừng
Là một tác nhân kháng sinh vì khả năng điều trị nhiễm trùng trong cơ thể. Chẳng hạn xử lý các vấn đề về hô hấp mà hầu như đều do nhiễm vi khuẩn và virus dẫn đến tiết chất nhầy, đờm và tăng nguy cơ viêm.

Tỏi
Là một loại kháng sinh tự nhiên rất mạnh – bằng khoảng một phần năm so với penicillin. Cũng có đặc tính chống nấm và chống virus. Allicin chỉ tồn tại trong tỏi sống nên nấu lên sẽ làm nó phân rã thành các hợp chất khác ít hiệu quả hơn.

Rễ cây cải ngựa
Các bác sĩ từ thời cổ đã lợi dụng khả năng di chuyển chất nhầy của nó để điều trị cảm lạnh, ho, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu - và tất nhiên cả khản cổ nữa.

Ớt Đèn lồng Vàng (Habanero Pepers)

Dầu Oregano
Dầu oregano chứa hai hợp chất mạnh mẽ của carvacrol và thymol có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm mạnh mẽ.

Nghệ
Mang đến món cà ri màu sắc phong phú và hương vị khói, nhưng nghệ không chỉ là thực phẩm mà còn có đặc tính chữa bệnh tuyệt vời. Vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin) thường hình thành trong vết thương hoặc nhọt. Củ nghệ hoạt động như một chất kháng khuẩn và có thể được sử dụng trong nội bộ hoặc bôi trực tiếp lên da.

Hoa cúc dại Mỹ (Echinacea)
Có khả năng mạnh mẽ để kích thích hệ thống miễn dịch của bạn để chống nhiễm trùng. Biện pháp khắc phục sức khỏe tự nhiên này có một hành động rất hiệu quả trong cơ thể để tăng cường sản xuất interferon, một loại protein được cơ thể giải phóng để ngăn chặn virus virut tự sao chép.

Lợi ích đáng kể khác của Echinacea là tăng cường tế bào lympho t. Các tế bào T rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch vì chúng giúp cơ thể tăng cường kháng thể.

Mật ong nguyên chất
Đặc tính chữa bệnh của mật ong là hoạt động kháng khuẩn, duy trì độ ẩm cho vết thương ẩm và độ nhớt cao tạo ra hàng rào bảo vệ để ngăn ngừa nhiễm trùng. Tính chất điều hòa miễn dịch giúp làm lành vết thương.

Keo bạc
Bạc đã được sử dụng 1.200 năm trước bởi người Ai Cập, La Mã, Hy Lạp và các thủy thủ. Nó được dùng chữa các loại bệnh và bảo quản thực phẩm (cả rắn và lỏng). Trước khi kháng sinh được dùng đại trà từ 1938, bạc keo đã được các bác sĩ dùng như công cụ chính yếu để chống lại vi khuẩn, theo cách tự nhiên hơn là dùng các loại kháng sinh bây giờ. Thuốc kháng sinh có thể gây hại cho thận và chức năng gan, còn keo bạc chỉ chữa mà không phá.

Tổng hợp: Nguyễn Hải
29.06.2019

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, cây, ngoài trời, thiên nhiên và nước
Không có mô tả ảnh.
Không có mô tả ảnh.