VietHealthy

VietHealthy

SĐT liên hệ: 093 837 8099 (08:00-17:00 T2-T7) Kiểm Tra Đơn Hàng Kiểm Tra Tích Điểm Facebook Bán Hàng Cùng VietHealthy

ĐỂ KHỎE MẠNH.

ĐỂ KHỎE MẠNH.

QUẦN THỂ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT (GUT MICROBIOME) ẢNH HƯỞNG TOÀN DIỆN ĐẾN SỨC KHỎE CỦA BẠN.

Hệ vi sinh đường ruột có quyết định sống còn với sức khỏe của con người.
Nếu bạn bị rối loạn hệ khuẩn ruột thì rất nên giải quyết ngay lập tức bằng các phương pháp tự nhiên, cụ thể là thải độc, diệt nấm Candida, tẩy sỏi gan, và thay đổi chế độ ăn uống. 
Nếu bị nhiễm trùng vì bất cứ lý do gì, thì nên sử dụng các vật phẩm thiên nhiên như Colloidal silver, kstn, các loại thải dược có tính diệt khuẩn cao để điều trị ngay. 
Và sau đây là chín cách để hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột:

1. Ăn đủ chất xơ (nghĩa là ít nhất 25 – 30gr chất xơ/ngày) – Tôi đang nhờ anh Nguyễn Hải làm một bảng tổng kết lượng chất xơ chứa trong 100gr mỗi loại đồ ăn, để giúp mọi người chọn một chế độ ăn lành mạnh, vì chất xơ giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với hệ vi sinh đường ruột. 
2. Thực phầm giàu Polyphenol: hạt lanh, bột cacao, chocolate đen, café. 
3. Uống cà phê và trà
4. Ăn thực phẩm lên men
5. Tránh thực phẩm có hại như: biến đổi gen, đồ ăn nhanh, các loại dầu công nghiệp độc hại…
6. Uống men vi sinh
7. Ngủ đủ giấc
8. Thực hành thiền
9. Tập thể dục

Nếu muốn hiểu rõ về nguyên nhân sâu xa, mọi người nên dành thời gian đọc kỹ bài viết dưới đây.

Tác già: Chris Kresser
https://chriskresser.com/how-the-gut-microbiome-influences…/

Hệ tiêu hóa của con người có hàng nghìn tỷ vi sinh vật sinh sống, được gọi chung là hệ vi sinh đường ruột.

Hệ vi sinh đường ruột sống chủ yếu ở đại tràng, điều chỉnh nhiều chức năng sinh lý, cả cục bộ trong ruột và cũng như các hệ thống trong các mô và cơ quan khác nhau, từ trái tim đến làn da bạn. Hãy hiểu về vô vàn cách thức hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta, hậu quả khi hệ vi vật đường ruột bị trục trặc và thay đổi chế độ ăn uống, lối sống có thể giúp tối ưu hóa hệ vi sinh đường ruột của bạn thế nào.

Cơ thể chúng ta: Lắm vi sinh vật hơn cả người.

Hệ vi sinh đường ruột của người tạo thành từ hàng nghìn tỷ vi sinh vật và có đến 9 triệu loại gen. Thực tế các vi sinh vật đường ruột có số lượng DNA nhiều gấp 150 lần so với số gen còn lại của con người, thành ra chúng ta có phần khuẩn còn nhiều hơn phần người. Bộ gen người và bộ gen vi sinh vật đường ruột được gọi chung là hologenome. Không chỉ 23 nghìn gen người, mà cả 9 triệu gen của hệ vi sinh vật cũng được di truyền và tiến hóa – cùng với nhau làm nên mỗi cá thể người chúng ta.

Hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh là thế nào?

Hệ vi sinh đường ruột đại thể chia ra thành mấy nhóm chính: vi khuẩn, nấm, virus và ký sinh trùng. Thông thường, chúng trú ngụ trong ruột già, dù có một số trong dạ dày và ruột non. Chưa thể khẳng định được hệ vi sinh bình thường phải ra sao, nhưng các nhà khoa học đang tích cực nghiên cứu đặc tinh hệ vi sinhn khỏe mạnh, thông qua việc nhận dạng những đặc tinh “xã hội học” của quần thể vi sinh.

Cư dân của hệ vi sinh đường ruột

Hệ vi sinh đường ruột không chỉ có vi khuẩn; đây cũng là nơi trú ngụ của virus, nấm và ký sinh trùng. Dưới đây là một số thành phần xã hội:

Tầng lớp bình dân (Commensal). Cư dân bình thường trong ruột người, gồm các thể loại như Bifidobacterium, Enterococcus, Lactobacillus và Clostridia. Dù một số Clostridia có thể có hại, nhưng phần lớn tầng lớp này giúp duy trì sức khỏe đường ruột.

Phần tử cơ hội (Opportunistic). Chỉ xuất hiện lác đạc, nhưng khi tầng lớp thiện dân bị suy yếu thì chúng vùng dậy sinh sôi nảy nở. Những kẻ này gồm Bacillus, Enterococcus faecalis, Enterococcus faecium, Staphylococcus và Streptococcus .

Nấm (Fungi). Là cư dân lương thiện trong ruột người. là dân tộc thiều số, nhưng một số loại như Candida spp., Geotrichum và Saccharomyces là bọn cơ hội, có thể có thể nảy nở bùng lên khi được mùa carbohydrate hoặc thuốc kháng sinh triệt dân lành.

Mầm bệnh (Pathogens). Vi khuẩn gây bệnh thường vượt biên vào ruột qua đường ăn uống. Bọn này có thể là virus hay ký sinh trùng, gây ra nhiều bệnh tật, như tiêu chảy, nôn mửa, giun sán,…

Kích hoạt tự miễn dịch vi khuẩn. Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy một số vi khuẩn đường ruột có thể kích hoạt các rối loạn tự miễn dịch.

Ngoài chức năng bình thường là tiêu hóa, ruột con người còn phải đối phó với tất cả các chủng vi sinh vật này! May thay, ruột có hệ thống điều tiết dân số vi sinh vật và bảo vệ chống nhiễm trùng. Tuy vậy, đôi khi các hệ thống này bị trục trặc, dẫn đến những thay đổi bất lợi trong hệ sinh vật đường ruột và phá vỡ an ninh trật tự xã hội trong đường ruột.

Hệ vi sinh vật ruột đóng góp gì cho con người?

Đường ruột khỏe vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của bạn; và vai trò của hệ vi sinh phải kể đến duy trì nhu động đường tiêu hóa. Hỗ trợ tính toàn vẹn của hàng rào ruột (gut barrier), chiến đấu với mầm bệnh, sản xuất axit béo chuỗi ngắn cần thiết cho chuyển hóa năng lượng, tổng hợp nhiều loại vitamin,…

Hệ vi sinh vật ruột có thể gây hại gì đến sức khỏe ta?

Bởi chức năng của hệ vi sinh đường ruột rất đa dạng, bất kỳ sự lệch lạc nào cũng có thể gây rối loạn, kể sơ bộ ra đây một số bệnh:

Dị ứng
Tự miễn dịch
Bệnh xương khớp
Chức năng não
Ung thư
Bệnh tim mạch
Tiểu đường loại 1 và 2
Các loại bệnh tiêu hóa
Miễn dịch
Béo phì
Sức khỏe da và bệnh da liễu
Rối loạn tuyến giáp

Tám yếu tố phá vỡ hệ vi sinh vật đường ruột

Có rất nhiều yếu tố trong cuộc sống hiện đại phá hoại hệ vi sinh vật đường ruột. Nhận thức được các yếu tố này giúp bạn đưa ra quyết định chế độ ăn uống và lối sống, để hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột và sức khỏe tổng thể của bạn.

1. Thuốc kháng sinh

Lạm dụng thuốc kháng sinh là vấn nạn đang làm thay đổi nhanh chóng hệ vi sinh đường ruột của loài người. Chỉ một đợt kháng sinh thôi sẽ gây ra những hệ lụy ngay lập tức và lâu dài cho hệ vi sinh đường ruột. Vi sinh vật có lợi bị tiêu diệt, nhượng địa cho mầm bệnh sinh sôi nảy nở. Lạm dụng kháng sinh cũng góp phần vào sự sinh sôi nhanh chóng của vi khuẩn kháng kháng sinh, là nguyên nhân gây ra các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.

2. Dược phẩm không kháng sinh

Một số thuốc không kháng sinh cũng có tác dụng phụ đối với hệ vi sinh đường ruột. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) có tác dụng rất xấu, làm giảm sự đa dạng vi khuẩn và làm tăng các vi khuẩn cơ hội. Thuốc chống nấm cũng làm lệch lạc thành phần của hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến xâm lấn của nấm kháng thuốc. Rồi thuốc chống loạn thần làm cạn kiệt vi khuẩn commensal, đặc biệt là vi khuẩn chống viêm Akkermansia muciniphila.

3. Đẻ mổ

Hệ vi sinh đường ruột bắt đầu được hình thành trong quá trình ra đời. Trẻ sinh ra tự nhiên được mẹ “cấy” cho những hạt giống đầu tiên của hệ miễn dịch trong âm đạo người mẹ, trong đó cả vi khuẩn có lợi trong họ Lactobacillus và Prevotella . Vì vậy, tình trạng hệ vi sinh đường ruột của người mẹ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ sơ sinh, và cả tương lai sức khỏe lâu dài của bé. 
Mặt khác, để mổ còn làm đứa trẻ tiếp xúc với một vài khuẩn từ môi trường xung quanh (dù phòng sinh vô trùng) như từ da của người mẹ, hay của bác sĩ, y tá. Nghiên cứu cho thấy trẻ đẻ mổ có đa dạng vi sinh ruột thấp hơn so với trẻ để thường và dễ bị nhiễm khuẩn mầm bệnh cơ hội như Staphylococcus. Hệ vi sinh đường ruột yếu của trẻ đẻ mổ làm thay đổi chức năng miễn dịch và có thể khiến chúng hay bị vấn đề về sức khỏe, như dị ứng, hen suyễn, béo phì…, thậm chí đến khi trưởng thành. 
Một số nghiên cứu gần đây cho thất sử dụng synbiotic (kết hợp prebiotic với probiotic) giúp đẻ mổ phát triển được hệ vi sinh đường ruột khá hơn cả trẻ sinh thường.

4. Ăn uống kiểu Mỹ

Muốn có một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, cần thiết nhất là tránh xa chế độ ăn theo kiểu Mỹ . Bột đường tinh chế , thực phẩm chế biến thái quá, chất tạo ngọt nhân tạo và thiếu chất xơ là đặc trưng của chế độ ăn uống đặc trưng kiểu Mỹ, sẽ kích thích những thay đổi trong hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến rối loạn chức năng não, miễn dịch và chuyển hóa.

5. Thực phẩm biến đổi gen

Thực phẩm biến đổi gen (GMO) là chủ đề gây tranh cãi. Một số nhà phê bình cho rằng GMO là thủ phạm của dịch bệnh dị ứng và tiêu hóa hiện nay, trong khi những người ủng hộ GMO lập tức bác bỏ những lo ngại này, cho là không khoa học. Trong khi chưa có phán quyết cuối cùng liệu GMO có thực sự gây hại hay không thì ít ra, chúng cũng gây ra nhiều thay đổi trong hệ vi sinh đường ruột.

6. Giấc ngủ và nhịp sinh học bị gián đoạn

Thiếu ngủ và gián đoạn nhịp sinh học thường bị coi nhẹ, nhưng đó là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột. Trong các nghiên cứu trên động vật, gián đoạn sinh học gây ra khi đảo ngược chu kỳ sáng-tối đã thay đổi đáng kể hệ vi sinh đường ruột. Ở người, những thay đổi như vậy cũng bị gây ra bởi công việc theo ca kíp và giải thích cho mối liên hệ giữa công việc theo ca với rối loạn chức năng trao đổi chất.

7. Căng thẳng lâu dài

Căng thẳng mãn tính không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà nó còn gây hại cho hệ vi sinh đường ruột của bạn. Trong các nghiên cứu trên động vật, căng thẳng tâm lý mãn tính có liên quan đến giảm đa dạng vi khuẩn và vi khuẩn đường ruột có lợi. Stress có thể gây ra thay đổi hệ vi sinh đường ruột thông qua việc giải phóng catecholamine và các hormone thần kinh khác điều chỉnh trực tiếp sự phát triển của vi khuẩn. Stress cũng làm thay đổi quá trình oxy hóa của ruột và ảnh hưởng đến loại vi khuẩn nào có thể tồn tại ở đó.

8. Nhiễm trùng mãn tính

Nhiễm trùng lâu dài bởi mầm bệnh nấm, vi khuẩn và virus làm thay đổi cấu trúc của hệ vi sinh đường ruột. Những nhiễm trùng này thậm chí không có các biểu hiện đáng kể. Trong nhiều năm chúng có thể thầm lặng gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe đường ruột. hãy xét nghiệm phân để phát hiện ra các nhiễm trùng hiện có, ngay cả khi chúng không gây ra triệu chứng cấp tính.

Lược dịch: Nguyễn Hải 
11.05.2019

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đang đứng, bầu trời và ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đang đứng, núi, bầu trời, cỏ, ngoài trời và thiên nhiên