VietHealthy

VietHealthy

SĐT liên hệ: 093 837 8099 (08:00-17:00 T2-T7) Kiểm Tra Đơn Hàng Kiểm Tra Tích Điểm Facebook Bán Hàng Cùng VietHealthy

DÀNH CHO NHỮNG AI SẮP SÚC RỬA RUỘT, CŨNG NHƯ TẨY NẤM BẰNG DẦU DỪA.

DÀNH CHO NHỮNG AI SẮP SÚC RỬA RUỘT, CŨNG NHƯ TẨY NẤM BẰNG DẦU DỪA.

Khi súc rửa ruột, là ta đang làm sạch đường ruột bằng cách rửa và xả các chất bẩn lưu cữu trong đó vài chục năm, tống ra ngoài càng nhanh càng tốt.

Khi uống dầu dừa với lượng lớn, nấm Candida trú ngụ trong hệ tiêu hóa sẽ chết hàng loạt, và cơ thể sẽ vào cơ chế tống xác nấm, virus, vi khuẩn ra ngoài càng nhanh càng tốt, bằng cách gây tiêu chảy.

Các độc tố đọng ở đường ruột chờ được đẩy ra, cũng gây hiện tượng tương tự với việc ta ăn phải cái gì đó, và bị hiện tượng đau bụng kiểu ngộ độc.

Sau đó, khi bạn xả dữ dội, thì cơ thể sẽ mất nước nhiều, kéo theo việc mất các khoáng chất, có thể gây hiện tượng lệch điện giải, nhất là đối với những người có các căn bệnh mãn tính như áp huyết cao, tiểu đường, tim mạch.

Nhưng khi có bệnh, thì cách tốt và hiệu quả nhất để chữa - là thải độc tố ra khỏi cơ thể. Vậy thì làm sao đây?

Với nhưng ai có các căn bệnh trên, trước khi xả ruột hoặc uống dầu dừa tẩy nấm, cần hiểu rõ:

1. Không để cơ thể bị thiếu nước, đặc biệt là khi xả nhiều kèm theo ói. Thường xuyên uống thêm nước ấm, nước ép rau củ, hoặc nước trái cây pha loãng, để bổ sung các khoáng chất cần thiết. Nếu buồn nôn, thì vẫn phải nhấp từng ngụm nhỏ một cách liên tục.
2. Ngày hôm đó, nếu không phải nhịn ăn, thì sau khi xả, nên ăn các loại trái cây như: chuối, dưa hấu, kiwi...

Với những người lớn tuổi, lời khuyên của tôi là không thải độc khi chỉ ở nhà một mình. Tuổi già, hay "nhớ nhớ quên quên", làm một mình dễ bị nhầm lẫn, có thể gây nên hậu quả không mong muốn.

 
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Trần Việt Thy đến Thải Độc và Sức Khỏe

⁉️ CHẤT ĐIỆN GIẢI (ELECTROLYTE) – HIỂU SAO CHO ĐÚNG ⁉️

Có lẽ đã nhiều lần bạn nghe đến việc “phải bổ sung điện giải”, nhưng:

1. ĐIỆN GIẢI LÀ GÌ?
Hiểu đơn giản, điện giải (electrolyte) là các khoáng chất mang điện tích. Các khoáng chất này gồm: natri, kali, canxi, bicarbonate và magie,… có nhiệm vụ “sạc điện” cho cơ thể trong môi trường chất lưu (fluid environment). Có nghĩa, các chất điện giải giúp các mô, tế bào, các chất lưu có thể “liên kết” với nhau để thực hiện các hoạt động thể chất sống còn như: co bóp cơ tim, co bóp cơ bắp, hỗ trợ hệ thần kinh truyền thông tin,…
Quan trọng là vậy, nên khi bị thiếu hụt điện giải khi chảy mồ hôi hay tiêu chảy,… chúng ta phải bổ sung ngay lập tức. Thận có xu hướng lọc bỏ quá nhiều điện giải và trường hợp thiếu hụt nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

2. NHỮNG AI DỄ BỊ THIẾU HỤT ĐIỆN GIẢI?
Về cơ bản, ai cũng có khả năng thiếu hụt điện giải, nhưng nhóm dưới đây có nguy cơ cao hơn:
- Vận động viên thể thao
- Người bệnh thận
- Người tiểu đường
- Người lớn tuổi
- Người bệnh tim mạch
- Người vận động nhiều (đặc biệt vào mùa hè)

3. MỖI KHOÁNG CHẤT ĐÓNG VAI TRÒ GÌ?
 Natri (muối - sodium): có nhiệm vụ giữ nước trong cơ thể, có nhiều trong máu, plasma và bạch huyết. Chúng ổn định mỗi trường bên ngoài tế bào trong khi kali sẽ ổn định môi trường bên trong. Vì vậy, sodium và kali phải được cân bằng lẫn nhau để đảm bảo các chức năng cơ thể. Mặc dù nồng độ sodium trong cơ thể quá cao được cho là nguyên nhân gây cao huyết áp, tuy nhiên, hầu hết các vấn đề sức khỏe do thiếu hụt chất điện giải là do cơ thể không tiêu thụ đủ sodium.

 Bicarbonate: Có vai trò ổn định pH – rất quan trọng với cơ thể.

 Kali (potassium): Ngoài việc ổn định tế bào từ bên trong, kali đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ nước vào tế bào, đồng thời hỗ trợ chức năng cơ bắp, tim mạch. Chúng ta dễ dàng mất sodium và kali qua mồ hôi.

 Canxi: Canxi hỗ trợ hoạt động của cơ bắp, hệ thần kinh và làm đông máu. Nếu có quá ít canxi trong máu, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương, lâu dần gây ra chứng loãng xương nếu không được bổ sung trở lại. Chưa hết, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin C, D, K, A cũng ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp và hấp thụ canxi.

 Magie: Ảnh hưởng đến chức năng hệ thần kinh, sự phát triển của cơ bắp, ổn định đường huyết và huyết áp. Hiện tượng chuột rút thường do cơ thể thiếu hụt magie.

Nguồn: https://blog.gettespo.com/what-are-electrolytes-and-why-do-…