VietHealthy

VietHealthy

SĐT liên hệ: 093 837 8099 (08:00-17:00 T2-T7) Kiểm Tra Đơn Hàng Kiểm Tra Tích Điểm Facebook Bán Hàng Cùng VietHealthy

ĐỂ KHỎE MẠNH: “BIẾT MÌNH BIẾT TA, TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG”.

ĐỂ KHỎE MẠNH: “BIẾT MÌNH BIẾT TA, TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG”.

"Một bữa ăn quá no - có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề lớn cho hệ tiêu hóa, dẫn tới những trận ốm dai dẳng kéo dài, làm ta kiệt quệ dần sức khỏe, nếu ta không tìm ra nguyên nhân để giải quyết triệt để".
Hệ tiêu hóa - là con đường ngắn và cũng dài nhất dẫn ta tới nghĩa địa, hoặc tuổi thọ.

Hồi trước năm 2009, tôi “thấm nhuần” quan điểm: “bác sĩ biết bệnh, chứ mình thì biết gì?”. Vì lý do đó, chẳng cần tự tìm hiểu về cơ thể mình để làm gì, mà có khi tìm cũng không hiểu. Nhưng rồi bệnh tật thì cứ nặng thêm, dù đã làm theo hết những gì bác sĩ chỉ định.

Để rồi từ 2009 đến nay, tôi bắt đầu mở chiến dịch “tìm hiểu chính cơ thể của mình”. Ôi để có thể “biết mình biết ta”, khó lắm bà con ạ, vì cái cơ thể con người nó hết sức đỏng đảnh. Nay nó thế này, mai nó thế kia, đấy là chưa tính đến những tác động khách quan bên ngoài như khí hậu, thời tiết, mức độ ô nhiễm, chế độ ăn uống, rồi các kỳ chu du…

Trong bài này, tôi chỉ đi vào cái hệ thống quan trọng bậc nhất của con người, đó là hệ tiêu hóa, kéo dài từ cái mồm cho đến khi ra khỏi hậu môn. Mất nhiều năm trời, cho đến hôm qua tôi mới chợt rút ra nhiều kết luận. Cũng nói trước, đây chỉ là những kết luận của riêng bản thân tôi, và những cách tôi xử lý khi phần nào đó của hệ tiêu hóa có vấn đề.

Tôi chia đường tiêu hóa ra làm 5 phần:
1. Cái mồm
2. Thực quản
3. Dạ dày
4. Ruột non
5. Ruột già

Khi có vấn đề, tôi phải cố xác định bằng được là vấn đề xảy ra ở đoạn nào của đường tiêu hóa, để xử lý đúng. Thường thì khi chí đúng chỗ, vấn đề sẽ được giải quyết ngay lập tức.

1. Cái mồm: chắc ít người để ý, cái mồm bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chế độ ăn uống. Ví dụ: tôi dùng cái mồm để đo xem mình có ăn quá ít carb không? Nếu lượng carb tôi ăn hàng ngày dưới mức 100gr, lưỡi tôi sẽ hơi bị sưng. Nếu tôi ăn quá nhiều thịt, lưỡi cũng sẽ sưng gần như ngay sau bữa ăn. Mọi người thấy có vui không? Cái lưỡi tôi nó biết nói tiếng nói riêng của nó đấy.

2. Thực quản: khi ai đó bị trào ngược, thì vấn đề hay nằm ở thực quản, hoặc phần trên của dạ dày, chỗ nối với thực quản. Để giải quyết vấn đề, cách nhanh nhất là làm sao cho ta ợ được hết hơi từ thực quản ra. Và baking soda giúp ta giải quyết vấn đề gần như ngay lập tức. Hòa ½ thìa café baking soda với nửa cốc nước ấm, uống hết. Chỉ độ 5 phút sau, là bạn bắt đầu ợ liên tục, hơi sẽ được tống ra. Nếu bạn chịu khó uống baking soda trước khi ăn 30 – 60 phút, trong vòng 2 tuần, thì hy vọng sẽ giải quyết khá dứt điểm cái sự trào ngược.

3. Dạ dày: từ dạ dày trở xuống, mọi sự hơi khó hơn một chút. Nếu thức ăn không được tiêu hóa kịp, nó sẽ lên men tại dạ dày, phát sinh hơi, làm bạn đầy bụng, ấm ách ở ngay vùng đó, và một phần của ruột non. Khi đó, thường thì bạn có cảm giác ấm ách tại phần trên rốn, và chán ăn. Cách giải quyết triệt để cho trường hợp này là súc rửa đường tiêu hóa bằng nước muối biển, bột Amla, hoặc pha cả 2 loại. Khi súc rửa, phải đảm bảo là bạn xả được ít nhất dăm bảy lần, để tống hết thức ăn thừa, chất cặn bã đọng tại đường tiêu hóa, đẩy ra ngoài qua hậu môn. Nhưng cũng nhiều trường hợp, do ruột non bẩn quá, không đẩy xuống được, nên bạn không thể xả ra phía dưới. Lúc đó, giải pháp là hãy uống khoáng sét, sau 30 phút uống cốc mã đề, rồi nếu không tống được xuống dưới, bạn sẽ nôn ra đường miệng. Cách này giúp bạn làm sạch cái dạ dày, do ngay sau khi vào đến dạ dày, khoáng sét sẽ hút chất bẩn từ thành, và mã đề sẽ nở ra quét chất bẩn. Bạn ói ra, thì độc tố cũng ra theo - không có gì đáng sợ. Một trong các phương pháp thải độc Ayurveda của Ấn độ là cho bạn uống gì đó để sau một lúc thì nôn hết ra. Làm café enema lúc này sẽ không có tác dụng, thậm chí làm bạn khó chịu hơn – vì phần trên tắc, thì thông phần dưới không có tác dụng gì. Cũng vì lý do đó, tôi vẫn khuyên mọi người là nên súc rửa ruột 1 lần/tuần, ít nhất là 1 lần/tháng, kể cả trong trường hợp làm café enema hàng ngày như tôi.

4. Cũng tương tự như dạ dày, cách hiệu quả nhất để làm sạch ruột non là súc rửa ruột bằng bột Amla/muối biển.

5. Đại tràng: café enema có thể làm sạch 2/3 đại tràng. Nhưng tác dụng chính của café enema là giúp thải độc gan. Nếu có điều kiện, nên làm hàng ngày, hoặc ít nhất 2 – 3 lần/tuần. Cũng nói trước là café gây nghiện, nên nếu đã làm đều đặn, thì hôm nào chưa làm được là thấy hơi bứt rứt. Tốt quá, nghiện mấy thứ độc hại thì mới sợ, chứ nghiện cái thứ giúp mình khỏe mạnh hơn, thì cũng là của xưa nay hiếm.

KẾT LUẬN: khi bị đầy hơi, ấm ách, khó tiêu, bạn nên theo dõi để xác định xem vấn đề ở chỗ nào trong đường tiêu hóa, thì việc giải quyết sẽ rất nhanh gọn. Cách khác, là sáng dậy súc rửa ruột ngay lập tức, và phải đảm bảo là xả được ít nhất dăm bảy lần, chứ chỉ đi được 1 – 2 lần thì không giải quyết được vấn đề đâu.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đang đứng, đại dương, bãi biển, bầu trời, ngoài trời và thiên nhiên
Không có mô tả ảnh.