VietHealthy

VietHealthy

SĐT liên hệ: 093 837 8099 (08:00-17:00 T2-T7) Kiểm Tra Đơn Hàng Kiểm Tra Tích Điểm Facebook Bán Hàng Cùng VietHealthy

MẠ NON ƠI – AI NGỜ LÀ MÀY LẠI CÓ TÁC DỤNG CÒN HƠN CẢ HẠT GẠO?

 

Từ hàng trăm năm nay, ta cứ tưởng mạ (cây lúa non), chỉ có tác dụng khi nó mọc lên thành cây lúa, rồi cho ta hạt thóc, xay thành gạo để ăn hàng ngày.

Cũng từ mười năm nay, tôi hay uống bột của cây lúa mì và lúa mạch non – tên tiếng Anh là wheat grass và barley grass – mua từ “dững tận” bên tây, đắt lòi mắt. Thấy tác dụng tốt lắm, nên chia sẻ cho các em Viet Healthy – để các em mua sỉ (rẻ hơn tôi mua lẻ nhiều), về trộn với các loại hạt thành bột xanh, mà thiên hạ vẫn dùng và khen búa xua luôn, làm tôi thấy cực kỳ khoái.

Để rồi hai hôm trước đi Long an, ngồi trên xe “rách việc”, tự nhiên chợt òa ra một sự thật: tây họ gọi là “cỏ”, dân mình gọi là “mạ”, bà con ạ. Wheat grass là mạ cây lúa mì, còn barley grass là mạ cây lúa mạch (thu hoạch lúc được quãng 2 tuần). Cha mẹ ơi, vậy mà mình phải đi mua tận đẩu đầu đâu, có ngu không cơ chứ? Bà con nông dân mình dư sức trồng, chỉ mất tối đa 20 ngày. Có khi còn xuất khẩu được ấy chứ.

Về đến nhà, cái đầu mình vẫn chưa chịu yên. Mà nó không yên, thì không chỉ bản thân mình – mà cả hội chúng nó cũng có thể “mất ăn mất ngủ” theo. 
Rồi hôm qua, ngồi trên máy bay, chợt muốn reo ầm lên, mà chỉ sợ Vietnam Airlines tưởng chở nhầm phải khách tâm thần, cho hạ cánh khẩn cấp thì chết dở.
Cái gì vậy? Mình tự hỏi: sao mạ lúa mì, mạ lúa mạch tốt vậy, thì mạ cây lúa của Việt nam mình có tốt như mạ tây không nhỉ? 
Về đến nơi, kệ đồ đạc đấy, sà ngay vào để tìm thông tin. “Chời ơi là chời”, mấy cái nghiên cứu mới đều rút ra kết luận là mạ các loại gạo màu chứa còn nhiều chất tốt đẹp cho sức khỏe hơn là mạ lúa mì (wheat grass) và mạ lúa mạch (barley grass).
https://www.google.com/search?q=green+juice+from+ricegrass&tbm=isch&source=univ&sa=X&ved=2ahUKEwjb56ufypvkAhWSMt4KHfmuBtwQsAR6BAgFEAE&biw=1312&bih=632&dpr=2.25&fbclid=IwAR3E-zpmWKFiRLnjCDgBS2QhoO2RVuU8i1KJJYFT5_b5Z5vERlVqjvq1jQY 
http://scienceasia.org/2015.41.n2/scias41_119.pdf?fbclid=IwAR1jKq-QsWPLT8K0fM-nQwjjgXnhTjIya_x7pCdN3zgqK30rR2tRTo8ctFw 

Tóm tắt kết quả nghiên cứu của mấy trường đại học đây này, bà con nhé: “Nghiên cứu trên các loại nước của cây mạ lúa (rice grass), cho ra kết quả là mạ các loại gạo màu chứa nhiều chất chống ô xy hóa hơn mạ từ gạo trắng: chất anthocyanins trong gạo màu làm nên sự kỳ diệu đó.
Mạ cây lúa (rice grass), vì chủ yếu được trồng ở các nước châu Á và châu Phi, nên chỉ mới được nghiên cứu gần đây, để thay thế cho mạ lúa mì và lúa mạch (wheat grass và barley grass), được canh tác ở các vùng lạnh. Mạ các loại gạo màu được chứng minh chứa nhiều polyphenol hơn, ở mức đáng kể so với mạ lúa mì. Thêm điều nữa: mạ các loại gạo màu còn có tác dụng cản trở sự ô xy hóa chất béo (lipid peroxidation), cũng như bảo vệ DNA khỏi tác dụng của Fenton Reaction (còn Fenton reaction (nghiên cứu của ông Fenton từ năm 1894 cơ - là phản ứng hóa học gì đó gây hại cho cơ thể, thì em chịu rồi, không thể đào sâu hơn nữa). Hoàng Huy ơi, gào Mr. Eureka đi thôi. Còn phần chị chỉ muốn thông báo cho team VietHealthy: chuẩn bị về quê trồng mạ nhe các em. Biết đâu sau này sẽ thành một ngạch xuất khẩu còn “lợi hại” hơn xuất khẩu lúa gạo nhiều lần, góp phần cho Việt nam cất cánh?

Tác dụng trước mắt: sẽ có sản phẩm mạ non của cả lúa mì, lúa mạch và gạo trong một ngày không xa, để phục vụ bà con cô bác với giá rất Việt nam. 
Xắn tay lên làm thôi, không ngồi “lý luận tranh cãi” xuông nữa.

http://danviet.vn/que-nha/chum-anh-than-thuong-canh-dong-que-vu-cay-chiem-550271.html?fbclid=IwAR1yC-EoyI-xQlZfDLU-C_90RwghjG6gM7rLZJ4Cd6_krkj2UWIzxNK8unI 
“What is Fenton Reaction
1. Fenton reaction, a process of oxidation of organic molecules by Fe(II) and hydrogen peroxide (H 2 O 2 ), is very common in biological system first described by H. J. H. Fenton in 1894”