VietHealthy

VietHealthy

SĐT liên hệ: 093 837 8099 (08:00-17:00 T2-T7) Kiểm Tra Đơn Hàng Kiểm Tra Tích Điểm Facebook Bán Hàng Cùng VietHealthy

ĐỪNG VÔ TÌNH HẠI CHÍNH CON MÌNH

https://vnexpress.net/suc-khoe/be-trai-2-tuoi-nguy-kich-do-dung-ha-sot-qua-lieu-3967666.html?fbclid=IwAR2fuwJKGptQLzXZhNEFwRcq9IAl7wRnC2YYR7qJ02aIy4Qam3GE5aGuujw 

Thực sự đau xót. Chỉ vì thiếu hiểu biết, mà người mẹ vô tình hại chính đứa con nhỏ bé của mình. 
Khi con gái tôi còn bé, tôi luôn xử lý như sau khi con bị sốt:
1. Không bao giờ cho bé uống thuốc gì, trong 3 ngày đầu. Nếu bé sốt cao trên dưới 40 độ, tôi dùng khăn ướt lau người liên tục để giúp bé hạ sốt, đồng thời cho bé uống nước cam pha loãng liên tục để bé không bị mất nước
2. Tôi theo dõi rất chặt trong 3 ngày đầu. Nếu bé vẫn chơi bình thường, không tỏ ra quá mệt, và hiện tượng sốt, mệt giảm dần – nghĩa là cơ thể đủ sức tự xử lý sự viêm nhiễm, không cần trợ giúp của thuốc
3. Nếu sau 3 ngày, bé mệt nhiều và sốt cao hơn, tôi mới đưa bé đi khám, để xác định xem bé có bị nhiễm vi khuẩn không. Nhờ vậy, trong 2 năm đầu tiên, con gái tôi không phải dùng một viên thuốc nào, dù cũng bị sốt cao nhiều lần.

Các ông bố bà mẹ hãy đọc kỹ bài viết sau đây, để hiểu rõ hơn những sự thật về hiện tượng sốt

GIẢI MÃ HIỆN TƯỢNG SỐT – TIN ĐỒN VÀ SỰ THẬT!

Nguồn: https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/fever-myths-versus-facts/?fbclid=IwAR0IynCSgqGklI1yk-4YM4uFeH0KvBwMd3FwEnnIYBno3T1INBKnDsLfrMk 

Rất nhiều phụ huynh có hiểu biết sai lệch về cơn sốt. Họ nghĩ rằng chúng khiến trẻ bị đau đớn nên vô cùng lo lắng, chỉ muốn mau chóng cắt cơn sốt, hội chứng lo sợ này còn được gọi là “fever phobia”. Những cơn sốt thường không có hại, thậm chí có ích, vì hệ miễn dịch sử dụng nhiệt độ để giúp sức diệt virus và vi khuẩn gây viêm nhiễm. Dưới đây là những điều cha mẹ cần hiểu đúng:
TIN ĐỒN 1: Người con tôi có vẻ nóng, nó bị sốt rồi!
SỰ THẬT: Thân nhiệt trẻ em có thể tăng lên vì nhiều lý do khác nhau như: nô đùa, khóc, ngủ dậy từ nơi ấm áp, trời nóng,… Nhiệt trên da sẽ trở lại bình thường trong vòng 20 phút. Để kiểm tra chính xác, bạn phải dùng nhiệt kế để đo:
- Hậu môn, tai, trán: từ 38 độ C trở lên.
- Miệng: 37.8 độ C trở lên.
- Nách: 37.2 độ C trở lên.
TIN ĐỒN 2: SỐT ĐỀU KHÔNG TỐT CHO TRẺ EM
SỰ THẬT: Sốt là phản ứng của hệ miễn dịch đang hoạt động chống lại các tác nhân gây bệnh. Những cơn sốt từ 37.8 đến 40 độ C thường là dấu hiệu tốt ở trẻ. 
TIN ĐỒN 3: Sốt trên 40 độ C rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến chức năng não. 
SỰ THẬT: Sốt do bệnh nhiễm khuẩn không gây tổn thương não, chỉ khi trên 42 độ C mới có nguy cơ đó, nhưng rất khó để cơ thể đạt mức nhiệt này. Thường chỉ xảy ra khi nhiệt độ xung quanh cũng rất nóng như khi trẻ bị bỏ quên trong ô tô vào thời tiết nóng. 
TIN ĐỒN 4: Ai cũng có thể bị động kinh, co giật khi sốt và điều này rất có hại.
SỰ THẬT: Chỉ khoảng 4% trẻ em có nguy cơ này và triệu chứng này sẽ kết thúc ngay trong 5 phút, không gây hại về lâu dài (chậm phát triển trí tuệ, mắc bệnh động kinh,…)
TIN ĐỒN 5: Tất cả các loại sốt đều có thể sử dụng thuốc hạ sốt để cắt cơn. 
SỰ THẬT: Chỉ nên cắt cơn sốt khi sức khỏe của trẻ có chuyển biến xấu đi và sốt cao (từ 39.5 độ C trở lên). Nhưng thông thường, cơn sốt sẽ giảm và không gây hại mà không cần thuốc. 
TIN ĐỒN 6: Cứ can thiệp điều trị là sẽ hết sốt.
SỰ THẬT: Cơ thể chỉ giảm xuống 1 – 1.5 độ C sau khi can thiệp điều trị.
TIN ĐỒN 7: Nếu dùng đủ mọi cách vẫn không hết sốt hoặc nhiệt độ càng cao có nghĩa nguyên nhân gây sốt phải rất “khủng khiếp”
SỰ THẬT: Cơ thể thường mất 2 – 3 ngày để chiến đấu với các vi khuẩn/virus gây bệnh, sau đó sẽ trở lại bình thường và cơn sốt chỉ biến mất hoàn toàn (khoảng 3 – 4 ngày) khi đã “yên tâm” tác nhân gây bệnh không quay trở lại. Nếu dùng thuốc, cơn sốt có khả năng quay lại do hoạt động chống miễn dịch bị gián đoạn. 
Chỉ tình trạng thực sự của trẻ mới đánh giá được nguyên nhân gây bệnh. 
TIN ĐỒN 8: Nhiệt độ ở miệng từ 37.1 đếm 37.8 độ C là “sốt nhẹ”. 
SỰ THẬT: Đây là mức nhiệt bình thường, do nhiệt độ cơ thể thay đổi trong ngày, cao nhất là vào chiều muộn và tối. Sốt nhẹ phải ở mức từ 37.8 – 39 độ C.